Những lý do tuyệt đối không nên học tiếng Trung Quốc

TRUNG QUỐC!

Tranh chấp biển Đông!

Hàng kém chất lượng!

Thực phẩm bẩn!

Nạn mua dưa hấu, mua đỉa, mua lá điều....

....
[youtube https://www.youtube.com/watch?v=7pWE50WBeDk]

cách làm hoa giấy - cách bó hoa


TRUNG QUỐC - Đây là 2 chữ đem lại phản cảm lớn nhất trong khoảng thời gian này đối với người dân Việt Nam.

Vào những năm từ 2000 đến 2005 việc học Tiếng Trung Quốc nở rộ tại Việt Nam, nó trở thành ngôn ngữ được nhiều người quan tâm nhất vào thời điểm đó. Nhưng từ sau năm 2008 thì tiếng Trung mất dần vị thế vì những căng thẳng xung quan quan hệ giữa 2 nước.



Nó ảnh hướng đến những người học tiếng Trung ra sao?


1- Nhu cầu việc làm từ tiếng Trung


Nếu vào khoảng những năm 2005, khi tiếng Trung đang trở thành một ngôn ngữ được nhiều người quan tâm, khi đó sự phát triển của Trung Quốc cũng là thời điểm bùng nổ. Năm 2006 Trung Quốc đã vượt qua Pháp và Anh để trở thành nền kinh tế đứng thứ 4 thế giới, 2008 Trung Quốc vượt qua Đức để trở thành nền kinh tế thứ 3 thế giới và đến năm 2011 thì Trung Quốc là cường quốc kinh tế đứng thứ 2 thế giới chỉ sau Mỹ.

Vào năm 2009, làn sóng tẩy chay hàng Trung Quốc đã nở rộ trên thế giới khi Trung Quốc gặp phải sự vụ về sữa bẩn. Theo wikipedia thì có đến 1/3 sản phẩm đồ chơi trẻ em được sản xuất tại Quảng Đông (công xưởng của thế giới) không an toàn với người sử dụng.

Cùng với làn sóng tẩy chay hàng Trung Quốc trên toàn thế giới thì làn sóng đó càng dữ dội hơn tại Việt Nam, hàng loạt những phát hiện về hàng hóa kém chất lượng, thực phẩm bẩn tràn vào thị trường Việt Nam, cùng với đó là làn sóng tẩy chay hàng Trung Quốc khi sự vụ về tranh chấp trên biển, đỉnh điểm phải nói đến giàn khoan 981 được đặt tại hải phận Việt Nam.

Trước đây, người học tiếng Trung giao thương buôn bán các sản phẩm Trung Quốc còn gặp khó khăn về thông tin, giờ đây với sự phát triển của trang thương mại điện tử Alibaba, người buôn bán hàng Trung Quốc tại Việt Nam dễ dàng hơn rất nhiều trong các thương vụ.

Mặc cho việc tẩy chay hàng Trung Quốc, các mặt hàng được bày bán ở Việt Nam đa phần chung vẫn là hàng Trung Quốc.

Các khu công nghiệp, xưởng gia công của người Trung Quốc đặt tại Việt Nam cũng gia tăng đáng kể. Thị trường nhân công giá rẻ và các thuật lợi tương đồng về văn hóa giúp cho các doanh nghiệp Trung Quốc chọn Việt Nam trở thành mảnh đất màu mỡ.

Theo báo cáo tình hình thương mại Việt Nam với Trung Quốc 6 tháng đầu năm 2014 thì thị trường nhập khẩu tiếng Trung vẫn tăng 16% so với cùng kỳ năm trước và là thị trường nhập khẩu lớn nhất tại Việt nam.Khu vực thị trường các nước nước nói tiếng Trung tăng 15,5%, đạt 30,06 tỷ USD chiếm tỉ trọng 1/4 tổng kim ngạch nhập khẩu cả nước.




2. Buôn bán tiểu ngạch các sản phẩm Trung Quốc



Khi chính sản phẩm trong nước ít có khả năng cạnh tranh, thì xu hướng tất yếu của người tiêu dùng hướng đến các sản phẩm ngoại. Người có tiền thì hướng vào các sản phẩm châu Âu, Mỹ, người ít tiền thì sử dụng các sản phẩm của Trung Quốc. Như đã nói ở trên, khi Alibaba càng ngày càng lấn sân trên các thị trường trên khắp thế giới thì Việt Nam cũng không nằm ngoài vòng xoáy đó. Trước đây với những người buôn bán nhỏ lẻ, họ thường phải tìm đến các địa điểm như Hàng Ngang, Hàng Đào hay những người buôn bán lớn để nhập lại hàng Trung Quốc về bày bán, thì từ khi công nghệ thông tin phát triển, Alibaba đã du nhập và len lỏi vào thị trường Việt Nam qua mọi con đường. Những người buôn bán nhỏ dễ dàng mua và chọn lựa sản phẩm từ các nhà sản xuất tại Trung Quốc (mua tận gốc với những người có lợi thế biết Tiếng Trung).

Tiếp đến khi vào năm 2013 thị trường quảng cáo trên facebook nở rộ, với những người có đầu óc kinh doanh buôn bán, đây chính là miếng mồi ngon lành và béo bở chưa từng thấy.

Những năm gần đây chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp những ông chủ ở tuổi còn rất trẻ (trên dưới 20) đã có tài sản lên đến hàng tỷ đồng. Đa phần trong số họ đều dự vào sự phát triển của công nghệ thông tin và việc mua tận gốc bán tận ngọn sản phẩm Trung Quốc.

Cũng phải nói thêm rằng, các sản phẩm tại thị trường Trung Quốc rất đa dạng về mặt giá cả, từ những sản phẩm rẻ đến siêu tưởng, đến các sản phẩm đắt không kém gì Nhật Bản hay các nước châu Âu. Lựa chọn kênh phân phối, phân khúc thị trường cho sản phẩm chính còn tùy vào sự tinh nhanh của người buôn bán.

[youtube https://www.youtube.com/watch?v=xt7jf1Yao04]


hướng dẫn học tiếng trung trên trang của tôi




3. Những sản phẩm, dịch vụ ăn theo.


Thực tế cho thấy, mặc dù người dân không có ấn tượng tốt với sản phẩm Trung Quốc, nhưng các mặt hàng Trung Quốc vẫn được bày bán tràn lan, vì họ có quá ít sự lựa chọn!

Nếu như trước đây điểm qua thị trường dạy và học tiếng Trung Quốc, tiếng Hoa tại Hà Nội chỉ vỏn vẹn 3-4 trung tâm (chỉ dạy tiếng Trung như  trung tâm tiengtrung.vn, trung tâm tiếng trung số 1, trung tâm tiếng trung Hoa Việt, tiếng trung Hoàng Liên) ngoài ra các trung tâm khác đều là dạy "thập cẩm" - dạy cả tiếng Anh, tiếng Trung, tiếng Đức, tiếng Thái ....

Nếu nói là sự ảnh hưởng của Trung Quốc kém đi, người học ít dần thì các trung tâm sẽ phải mọc ra ít hơn, nhưng ngược lại nó còn nhiều lên rất nhiều, các trung tâm cũ vẫn sống tốt, ngoài ra thì các trung tâm mới như Abupusa, tiếng Trung Vui vẻ, tiếng trung Hà Nội, tiếng trung HSK, tiếng Trung Vip, tiếng trung chinese, tiếng trung SOFL, tiengtrungnet, tiếng trung ánh dương, học tiếng trung mỗi ngày, tiếng trung cẩm xu.... như bản thân tôi biết thêm thì cũng có thêm khoảng hơn chục cái trung tâm có tiếng mọc lên ở Hà Nội trong khoảng vài năm trở lại đây.
Đa phần đây là trung tâm tiếng Trung dạy cho người người mới bắt đầu, học tiếng trung theo chủ đề để có thể buôn bán với người Trung Quốc.

Ngoài ra các dịch vụ chuyển hàng từ trung quốc về Việt Nam, dịch vụ đặt hàng order hàng... cũng mọc lên như nấm.
Những sản phẩm dịch vụ đó đều cần 1 điểm chung là biết tiếng Trung Quốc.




Kết luận


Ngôn ngữ là thứ không có tội, nó là công cụ giúp cho cuộc sống của chúng ta tốt hơn.

Tại mỗi thời điểm, nhu cầu của người dân là khác nhau. Tại thời điểm chúng ta còn nghèo, chúng ta không thể bỏ ra số tiền lớn để sử dụng các sản phẩm của Châu Âu hay Nhật. Đơn giản là hàng Việt Nam của chúng ta giá cả cũng không rẻ, mà chất lượng cũng đang bị nghi ngờ.

Cái thời điểm mà kinh doanh buôn bán phụ thuộc vào Trung Quốc sẽ dừng lại khi đất nước đi lên, nhu cầu của người dân tăng lên, dân trí phát triển hơn.

Tại thời điểm này, khi cầu vẫn mạnh, việc bạn có chọn giao thương với Trung Quốc hay không là cách nghĩ của bạn, lựa chọn của bạn. Bạn không làm thì người khác vẫn làm, và họ đang giàu lên.
Còn thay đổi đất nước, thay đổi dân trí không phải việc của bạn, nó là việc của lãnh đạo, những người mà bạn đang phải đóng thuế cho họ nghĩ.

Trích 1 câu của Jack Ma "“Nếu chúng ta muốn thay đổi thế giới, hãy thay đổi chính bản thân mình. Còn thay đổi thế giới hình như là việc của ngài Obama”



 


P/s: Trong các bài viết khác tôi cũng chia sẻ về việc kinh doanh các sản phẩm Trung Quốc, các bạn nên chọn lựa các sản phẩm không ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng, đừng để tình trạng người Việt tự đầu độc người Việt. 

 Nguồn: tiengtrunghanoi.net

Nhận xét

  1. 10/10 rất đúng Fuck off thằng Tiếng Trung Quốc này thì bọn tàu khựa hại dân Việt Nam bài viết này xứng đáng kể cả chó cũng phải đọc!!!

    Trả lờiXóa

Đăng nhận xét