Bí mật Tam Quốc - những gì chưa biết về Gia Cát lượng

[học tiếng Trung Quốc] Trong chương trình đã phát sóng trên truyền hình Trung Quốc đã giải đáp những bí mật trong Tam Quốc diễn nghĩa mà người xem còn mông lung và hoài nghi. Những sự xuyên tạc, che giấu lịch sử đã được những người bình phẩm "lật tẩy".

Kế "Không Thành" và "Gia Cát lượng giả đạo xuất Kỳ Sơn" là 2 mưu kế của Gia Cát Lượng khiến người xem trầm trồ thán phục. Nhưng thực sự chuyện này ra sao? Có thật Gia Cát Lượng đã lừa được Tư Mã Ý?

[caption id="attachment_2112" align="aligncenter" width="628"]Gia Cát Lượng Gia Cát Lượng trong Tam Quốc diễn nghĩa 2010 - ảnh internet[/caption]

Bí mật Tam Quốc - những gì chưa biết về Gia Cát lượng


Trong kế "Không Thành" mà chúng ta có thể thấy TƯ MÃ Ý CỐ TÌNH THẢ GIA CÁT LƯỢNG, nhưng Gia Cát Lượng thì sao? Ông cũng không phải là người dễ đối phó - Sự diệt vong của Thục Quốc chính là phụ thuộc 1 phần lớn vào bản thân ông.

"Việc thực hiện mưu kế theo kế hoạch đã khó, nhưng thực tế nhân tâm còn phức tạp hơn mưu kế rất nhiều"

Nhắc lại lịch sử 1 chút, khi nhắc về Vương Doãn và Điêu Thuyền. Vương Doãn là Trung thần nhà Hán luôn muốn tiêu diệt Đổng Trác, ông có một người con nuôi có vẻ đẹp nghiêng nước nghiêng thành chính là Điêu Thuyền. Đổng Trác có một người con nuôi là Lữ Bố, người này có sức mạnh hơn người (được mệnh danh là Chiến Thần). 

Đầu tiên Vương Doãn mời Lữ Bố đến ăn cơm, bảo Điêu Thuyền tiếp khách và Lữ Bố đã không thể thoát khỏi sự mê hoặc vẻ đẹp của Điêu Thuyền. Vương Doãn 1 mặt hứa gả con gái cho Lữ Bố, 1 mặt lại dâng tặng Điêu Thuyền cho Đổng Trác làm vợ bé. Kế hoạch này làm tạo ra mâu thuẫn giữa 2 cha con Đổng Trác - Lữ Bố.

Kế hoạch này xét ở góc độ đạo đức là vô cùng xấu xa, cầm thú. Vương Doãn đánh đổi con gái để lấy thái bình của thiên hạ có phải là xấu xa, cầm thú?

Với một số nhà bình phẩm họ cho rằng sử dụng một mưu kế được gọi là xấu xa, gian xảo, không đàng hoàng để phục vụ một mục đích tốt, như vậy thủ đoạn này vẫn có tính hợp lý nhất định. 

Sau đó kế hoạch của Vương Doãn đã thành công. Vương Doãn thì sao? Trước đó Điêu Thuyền có nói ông là cầm thú (trích theo lời Tân Tam Quốc 2010), nhưng hậu thế đều cho rằng ông là quân tử, lòng mang nghĩa lớn. Vương Doãn chính là quân tử "nói 1 đằng làm 1 nẻo" - tính cách này rất phức tạp.

Trong Tam Quốc, những người càng có "máu mặt"thì độ phức tạp càng cao.

Quay trở lại với kế "KHÔNG THÀNH"


https://www.youtube.com/watch?v=F3QHPX9XStQ

Khi đó đại quân của Tư Mã Ý tiến công, khiến Gia Cát Lượng phải ở trong 1 thành không. Bên ngoài Tư Mã Ý có 15 vạn đại quân, trong thành thủ hạ của Gia Cát Lượng không đến 1000 quân. Lúc đó, Gia Cát Lượng muốn đánh cũng không được, muốn chạy cũng không xong, vậy phải làm sao?

Khi nhìn thấy Gia Cát Lượng 1 mình ngồi trên thành yên bình gảy đàn, Tư Mã Ý chau mày, nhăn mặt, suy nghĩ...Rồi hạ lệnh rút quân!

Tại sao rút quân? lấy đâu ra phục binh?


Tư Mã Ý đã giải thích như sau: "phục binh trong thành là không nhiều, nhưng phục binh trên núi ngoài thành thì sao? Gia Cát Lượng cả đời cẩn trọng, từ trước đến nay chưa bao giờ mạo hiểm. LUI QUÂN. Lui quân muộn phục binh trong núi sẽ tới mất"

Có người nói Gia Cát lượng nắm được tâm lý của Tư Mã Ý, cố ý dẫn dụ Tư Mã Ý đến sai lầm, dọa được 15 vạn đại quân....Khổng Minh rất kỳ tài! Vĩ đại!

Các giả thiết để bắt sống hoặc giết chết Khổng Minh

Chúng ta cùng phân tích xem. [Giả thiết 1] Nếu như Tư Mã Ý (TMY) không cần nhanh chóng rút quân như vậy. Ông ta có 15 vạn quân, Khổng Minh chỉ có 1000 lính. TMY chỉ cần đưa 5000 lính vào thành thăm dò, bên ngoài vẫn còn 14,5 vạn quân chi viện. Như thế có ổn không?

Để bắt sống hoặc giết chết Khổng Minh thì 5000 quân liệu có đáng để thử?

[Giả thiết 2]Nếu không muốn mất 5000 quân, ông ta có thể sai cung thủ bắt chết Khổng Minh ngay trên thành. Tiêu diệt một mối họa bấy lâu nay, lập được công lớn, đây cũng là chuyện tốt phải không nào.

Nhưng tại sao Tư Mã ý lại không làm? do ông không nghĩ ra hay do lý do gì?

[caption id="attachment_2208" align="alignnone" width="1352"]ke khong thanh cua Gia Cat Luong kế "KHÔNG THÀNH" của Gia Cát Lượng Ảnh internet[/caption]

Lý do Tư Mã Ý không vào thành


Tư Mã Ý quá ngốc và không đủ đẳng cấp với Gia Cát lượng sao? Trên phương diện tính cách, TMY rất giống với Khổng Minh, thêm nữa lòng dạ còn thâm thúy hơn Khổng Minh.

Kỳ thực, ông giấu kỹ những suy nghĩ của mình, giả vờ hồ đồ. Đây là mưu kế của kẻ đại tài.

Ông cố ý thả Gia Cát Lượng.

Tư Mã Ý giả vờ bị lừa, tại sao?

TMY đã cân nhắc kết quả sau khi bắt được Khổng Minh.

[caption id="attachment_2211" align="alignnone" width="856"]Đại quân Tư Mã Ý ảnh Internet - phim Tam Quốc 2010 Đại quân Tư Mã Ý ảnh Internet - phim Tam Quốc 2010[/caption]

Nếu Tư Mã Ý bắt Khổng Minh


Nếu TMY không thả Khổng Minh,  bắt được Khổng Minh. TMY về triều đình phục mệnh, phong quan tiến chức ư? Sai rồi! Ông sẽ phải chết! Ông chỉ có 1 con đường chết.

Ông diệt trừ Gia Cát Lượng, diệt trừ đại họa của Ngụy Quốc. Nhưng chính vì thế mà ông phải chết, bắt buộc phải chết. Có câu nói có thể giải thích được "Chim trời đã tận, cung thời quẳng đi" hay "thỏ chết rồi, bắt chó săn làm thịt". Như vậy mặc dù Tư Mã Ý là người duy nhất có thể khắc chế được Khổng Minh. Ông chính là chiếc cung đi săn của Ngụy Quốc. Con chó săn đuổi bắt thỏ. Vốn dĩ người giỏi như vậy đáng ra phải được trọng dụng, nhưng tính tình người chủ từ trước đến nay là không thể không phòng bị thủ hạ. Đặc biệt là những thủ hạ có năng lực hơn người, có mối nguy tới địa vị bản thân.

Ngay từ thời Tào Tháo, mặc dù TMY được phong quan rất cao, nhưng đều là quan văn, dù tài năng của ông là điều binh khiển tướng. Tào Tháo xếp đặt như vậy với ông ta căn bản là chuyên ngành không đúng. Nhưng cái cách xếp đặt đó chính là ngăn chặn cái cách dùng binh của ông, nhưng khi cần dùng binh thì vẫn có thể dùng ông ta. Lúc bình thường, tốt nhất nên gạt sang 1 bên. Sau khi Tào Tháo mất đi, Tào Phi lên ngôi. Tào Phi nghe theo lời nhắc nhở của cha, cũng luôn cảnh giác với TMY. Nhưng lời TMY thì Tào Phi làm không nổi. Mắt nhìn Tây Thục, Đông Ngô tới phạm! Tào Phi đến 1 nơi đánh cũng không xong. Trước khi chết Tào Phi cũng phong Tư Mã Ý là Phiêu kỵ đại tướng quân, để ông ta chủ trì quân chính, phò tá Tào Duệ. Tào Duệ cũng không phải kẻ ngu ngốc. Chỉ khi gặp nguy hiểm mới đưa ông ta ra giữ nhiệm vụ cảm tử quân. Nhưng chỉ cần sự việc qua đi, thì lại cùng với những người đố kỵ TMY, thân cận Tào Thị Tông liên tục ức hiếp ông. Thực tế tình cảnh của TMY trong Ngụy Quốc là vô cùng khó chịu. TMY trong tay cháu ba đời của Tào Tháo là rất nhiều thăng trầm. Ông cũng biết rõ là sớm bị chúa công cảnh giác rồi, nếu không phải vì Gia Cát Lượng thì ông cũng bị giết từ lâu rồi.

https://www.youtube.com/playlist?list=PLB_7fYrMAcWCW1MyLxajcMCTLdOqmCA6Z

Ông biết mệnh mình cũng khó giữ nếu Gia Cát Lượng chết. Cho nên thời khắc đối mặt với "KHÔNG THÀNH" trong lòng TMY đã suy xét "Không Minh không thể chết".

Gia Cát Lượng cũng biết điều đó! cho nên người cả đời cẩn trọng như Gia Cát Lượng mới tính kỹ càng ngồi trên tường thành. Cũng không sợ có người phóng tên!

Thực tế trong chớp mắt 2 người đã hiểu ý đồ của đối phương. Do đó 2 lão oan gia này im lặng "Tôi đánh đàn, anh rút binh". Tha cho tôi 1 con đường sống cũng chính là tự bảo toàn con đường sống của ông. Kết quả là ai cũng vui vẻ!

https://www.youtube.com/playlist?list=PLB_7fYrMAcWC3G2iPENaSxNYD6CEo1QCZ

Nhận xét

Đăng nhận xét