Lưu Bị - người đời không hiểu chê ông, người hiểu mới biết đúng là bậc quân vương

Lưu Bị trong Tam quốc diễn nghĩa hay tân Tam quốc 2010 được khắc họa là người nghĩa khí ngút trời, trọng nghĩa quên thân. Câu nói bất hủ của ông "Thà để người thiên hạ phụ ta, chứ ta không phụ người thiên hạ". Nó trái ngược hẳn với câu nói của Tào Tháo "Thà ta phụ thiên hạ chứ không để thiên hạ phụ ta".  Cái bóng của Gia Cát Lượng quá lớn khiến cho Lưu Bị khiến nhiều người nhìn đoán chưa hết. Sau cái "Nhân Nghĩa" của LƯU BỊ là khí chất của bấc quân vương!

Mang trong mình dòng máu nhà Hán, coi mình là hậu duệ nhà Hán


Cái này là yếu tố quan trọng mà tất cả những người theo Lưu Bị đều không có. Chính danh là điều mà Tào Tháo hiểu rất rõ, vì thế trong suốt quá trình làm vương của mình, Tào tháo không hạ Hán Hiến Đế để lên ngôi vua.

Bản lĩnh, thần thái của bậc quân vương


Ngay từ khi còn không có thủ hạ, 3 anh em Lưu Quan Trương khi gia nhập 18 lộ quân của anh em Viên Thiệu, Viên Thuật, mọi người nhìn Lưu Bị với ánh mắt khinh thường, nhưng ông vẫn không có gì thay đổi. Sau đó, Quan Vũ chém Hoa Hùng, sắc mặt của Lưu Bị cũng không có gì thay đổi. Bản lĩnh và cái thần thái đó chỉ có bậc quân vương, người bản lĩnh ngút trời mới có được.

Dùng người tài ba


Không phải tự nhiên mà Lưu Bị có được cả hai người là Gia Cát Lượng và Bàng Thống, hai người được coi là kỳ tài của Trung Quốc thời đó (người đời nói chỉ cần có 1 trong 2 là đủ bình thiên hạ)

Có lẽ 2 người tài năng như Gia Cát Lượng và Bàng Thống đều nhìn ra cái tố chất của Lưu Bị. Lưu Bị hiểu rằng 2 người này có giỏi đến mấy, cũng khó lòng mà lật được ông. Một là cái chính danh dòng dõi Hán thất, 2 là mặt khác, ông biết ông có những mãnh tướng bên cạnh mà không để cho những người khác có thể lật đổ Lưu Bị, vì họ trung thành với nhà Hán. Cuối cùng là Lưu Bị là người hào phóng, đối đãi quân sĩ không tệ.

Mưu đồ quân Vương


Mưu đồ quân vương của ông được thể hiện rõ khi Quan Vân Trường bị Lữ Mông chặt đầu, Tào Phi lên ngôi vua. Khi quần thần khuyên ông xưng đế, ông tỏ ra từ chối. Nhưng cũng giống như cái cách Tào Phi làm với Hán hiến Đế, đó là phải từ chối vài lần sau đó mới nhận. Khi ông lên ngôi vua, ông nhận ra rằng, cái chính danh của mình lớn hơn rất nhiều. Tào Phi là kẻ giết vua cướp ngôi, còn ông là dòng dõi nhà Hán báo thù.

Nhưng tại thời điểm này ông chưa đủ thực lực để có thể đấu lại nhà Ngụy, mặt khác ông nhận ra được rằng Tào Phi vừa lên ngôi, Tào Phi cần phải ổn định lòng dân. Thêm nữa nếu không đánh lúc này thì sẽ không còn lúc nào để đánh nữa. Vậy nên chỉ có thể chọn đánh Ngô trước hoặc đánh Ngụy trước. Mà Ngụy thì khó đánh. Vậy nếu lấy được Ngô thì sẽ bỏ đi thế 3 chân, chỉ còn lại nhà Thục và nhà Ngụy. Ông chọn đánh Ngô!

Đánh Ngô sẽ có thêm một cái cớ lớn nữa là kẻ thù giết Quan Vũ (sau đó giết Trương Phi - Trương Đạt và Phạm Cương đã giết và hàng nước Ngô)

Giả thiết nữa là nếu chỉ vì trả thù thì tại sao khi Tôn Quyền dùng 2 tướng Trương Đạt và Phạm Cương trao trả coi như dâng món quà lên Lưu Bị thì ông lại vẫn tỏ ra tức giận đòi đánh tiếp. Sau đó Tôn Quyền còn dùng em gái chính là vợ của Lưu Bị để xin cầu hòa nhưng không được.

Việc trả thù cho Quan Vân Trường và Trương Phi chỉ là cái cớ. Thực ra Lưu Bị muốn thống nhất 3 nước.

Xem thêm:

Những điều chưa biết về Gia Cát Lượng

học giả Uông Hoành Hoa cũng đã có nhiều nhận xét trong bài viết Gia Cát Lượng, Lưu Bị đẩy Trương Phi đến chỗ chết? tại link: https://www.24h.com.vn/tin-tuc-quoc-te/gia-cat-luong-luu-bi-day-truong-phi-den-cho-chet-c415a843251.html

Nhận xét