Học tiếng Trung tự truyện kỳ 2: du lịch các trung tâm tiếng Trung
Học tiếng Trung miễn phí chấm com - tháng 6 23, 2018 -
các trung tâm tiếng trung, du lịch các trung tâm tiếng Trung, học tiếng trung, Học tiếng Trung tự truyện, trung tâm tiếng trung, Video
Hẳn các bạn lại hỏi tại sao lại là "du lịch"? Phải chăng anh chỉ nộp tiền vào mà không thu được gì? Không phải nhé! du lịch ở đây mang nghĩa khác, các bạn cứ đọc hết bài này thì sẽ hiểu du lịch là gì nhé.
Tiếng Trung bén duyên như vậy với tôi đó các bạn. Nhưng không phải cứ như vậy mà tôi vù vù 1,2 năm mà có tý "võ" đi loè thiên hạ đâu. Nếu muốn hiểu sâu thì cần nhắc lại tuổi thơ của tôi...
Xem lại Kỳ 1 tại đây: https://tiengtrunghanoi.net/2018/06/22/hoc-tieng-trung-tu-truyen-ky-1-khoi-nguon-voi-tieng-trung/
Tôi bị tật nói lắp từ bé, những năm tháng cấp 2 với tôi thật khủng khiếp. Cái tật nói lắp nó không đơn giản thuần tuý là kiểu "anh anh yêu em em". Chẳng có gì hay ho khi kể ra cái tật xấu mà đã trở thành ác mộng của bản thân. Nhưng nếu cứ mãi mặc cảm thì tôi chắc sẽ không vượt qua nó và như bây giờ. Cái tật nói lắp của tôi lại quái dị ở chỗ trước khi muốn nói gì thì hàm nó cứ cứng đơ lại, tôi phải "khởi động" bằng mấy phát giật giật ở cơ miệng rồi mới nói được. Có lần khi phát biểu, vừa đứng dậy đã thành tâm điểm cho cả lớp nhìn vào, chắc chúng nó nghĩ "nào, chuẩn bị rồi đây" và...cái tật cũ vẫn phát huy tác dụng, một trận cười phá lên...
Cái tật nói lắp sẽ giảm dần khi độ tự tin của bạn tăng lên! tôi nhận ra điều đó và khi lên cấp 3 nó chỉ đôi khi mới xuất hiện, Nhưng di chứng của nó thì vẫn còn, đó là nó làm tôi ngại nói.
Học ngoại ngữ mà ngại nói thì đúng là... không còn gì để nói.
Khi học tiếng Trung tôi vẫn bị cái cảm giác ngại nói, vì thế tôi tập trung rất nhiều vào các kỹ năng đọc hiểu và viết, nó tốt đến mức mà khi sang Trung Quốc tôi đã phát huy triệt để vào các kỳ thi HSK (cái này tôi sẽ chia sẻ cụ thể hơn khi vào kỳ tự truyện tại Trung Quốc). Nhưng học ngoại ngữ mà không nói được khác gì đứa câm.
Sau khi học xong quyển một giáo trình Hán ngữ tại Trung tâm VH, tôi lại mang theo hoài bão lớn lao của mình chuyển qua trung tâm của thầy PDC (giờ trong các trung tâm thời đó thì Trung tâm thầy PDC là phát triển tốt nhất). Nằm trong con phố Hồng Mai (mà chúng tôi hay gọi là Hồn Ma - vì nó bị cạo mất chữ g và chữ i) và không xa ngôi trường Kinh tế Quốc dân anh hùng là mấy (nhưng nhà tôi ngày trước nằm tận Đội Cấn). Tôi học ở đây 02 cuốn, quyển 2 và quyển 3 của giáo trình hán ngữ. Cùng lúc đó tôi còn học một trung tâm khác mà giờ tôi quên mất tên rồi (chỉ còn nhớ là kiểu trung tâm dạy cả tiếng Anh, tiếng Trung và một số thứ tiếng nữa), cái trung tâm này thì không có gì phải nói, hình như nửa khóa tôi chào luôn, tốn thời gian. Bên thầy Châu tôi gắn bó thời gian là hai cuốn giáo trình vì cách dạy của thầy khá thoải mái, làm cho người học cảm thấy dễ chịu, phòng học cũng khá là ổn tại thời điểm đó. Nhưng cũng phải nói cái tôi cảm thấy không thích ở đây chính là thầy có lẽ phù hợp làm doanh nhân hơn là giáo viên, vì nghe khá hay nhưng khi đọng lại thì lại không được nhiều. TRong một bài giảng của thầy tôi thấy nó triền miên, từ mới nối tiếp từ mới, học xong chúng tôi còn được học tiếng Trung qua bài hát. Mà các bạn biết rồi đấy, bài hát thì đối với đứa mới học quyển 2,3 như chúng tôi thì một bài hát có đến 90% là từ mới, chắc chỉ có ni với wo và ai là từ đã học.
Khoảng 6 tháng để học hết quyển 3, tôi nghĩ mình sẽ qua hết 6 cuốn giáo trình trong vòng 1 năm. Tôi đặt ra mục tiêu! và quyết tâm giành được mục tiêu đó.
Tôi chuyển ra học quyển 4 tại Trung tâm tiếng Trung BK tại gần trường ĐH Ngoại Thương, tại đây lần thứ 2 tôi gặp được một người thầy có tâm huyết và cách truyền đạt rất dễ hiểu. Thầy Tân! (những thầy có tiếng thường lớp rất nhanh full vì thế tôi phải vào lớp của thầy từ cuối quyển 3)
Vào học được một vài buổi tôi thấy trước đây mình chạy nhanh phết đấy chứ, nhưng mà dường như kiến thức thu lại không được là bao. Từ vựng và ngữ pháp (hai thứ chủ yếu dạy ở Việt Nam) của tôi bị rụng đi khá nhiều. Nói đến đây xin chia sẻ một chút về thời gian học của tôi dành cho môn tiếng Trung, ngoài lên lớp học thêm, mỗi ngày tôi dành 2,3 tiếng để học tiếng Trung. Tôi cũng xin chia sẻ luôn tôi không phải là đứa thông minh, nên học đôi khi phải nhai đi nhai lại vài lần mới nhớ và hiểu được.
Học được cuối quyển 4 thì thầy Tân cũng chào anh chị em để sang Trung Quốc học thạc sỹ, tôi còn nhớ mãi cái buổi cuối cùng trước khi thầy nghỉ dạy để 1 tuần sau sang Trung Quốc. Thầy có ngồi chia sẻ về cái thành phố Thiên Tân nơi thầy sang học nằm ở Đông Bắc Trung Quốc, chỉ có khoảng 180 người Việt là du học sinh ở đó. Thiên tân còn xa hơn cả Bắc Kinh, ở đó mùa đông rất lạnh (mẹ khỉ, cái thời chưa nhìn thấy tuyết, nghĩ thôi đã thấy sướng rồi, tuyết trắng khắp nơi). Sau đó cả lớp đi ăn và chúc thầy lên đường bình an. Chính cái buổi này đã lóe lên trong đầu về cái ý tưởng sang Trung Quốc du học. (quá trình tìm hiểu sẽ chia sẻ ở kỳ 3: con đường du học).
tiếp nào nhỉ, giờ tôi tìm kiếm một cái Trung tâm quanh nhà có vẻ hơi khó. Tôi nghỉ một thời gian sau khi hết quyển 4, tôi tự tổng kết lại ngữ pháp, tự ôn lại kiến thức, mua quyển 5 trong giáo trình hán ngữ về tự học. Tôi tự học trong khoảng 3,4 tháng gì đó. Quyển 5 với số lượng từ mới dày đặc, cộng với các từ cũ đã quên, làm cho việc tự học tiếng Trung tương đối mất thời gian. 2009 tôi đăng ký lớp tại trung tâm tiếng Trung HL tại đây giới thiệu là toàn các thầy cô của trường đại học ngoại ngữ thuộc đại học quốc gia qua dạy (thật hay không thì tôi chịu) nhưng ở đây đúng là lò cho con nhà nòi, mình ngoại đạo vào học như vịt nghe sấm. Tôi còn nhớ tôi đăng ký một lớp buổi sáng từ 8h-10h30. Trong lớp chỉ có khoảng chưa đầy chục bạn (rất tốt cho việc học),đặc biệt có 2 bạn nữ ngồi bàn đầu xinh gái, trắng trẻo, cao ráo và học cực giỏi (kiểu con nhà người ta). Về phần tôi thì do tốc độ giảng quá nhanh mà không theo kịp các bạn trong lớp, mặc dù cũng cố đi học đến cuối nhưng thấy rằng hành động của mình thật dại dột, vừa mất tiền vừa mất thời gian và sức lực (thà bỏ từ đầu thì có phải chỉ mất mỗi tiền không thôi). Không phải là họ dạy không hay, mà là do nó không phù hợp với tôi, lớp đó đa phần là sinh viên chuyên ngành tiếng Trung.
Người ra đi đầu không ngoảnh lại....
Lại tự cày nào, cày đến năm cuối 2009 đầu 2010 thì là lúc tôi đi thực tập và chuẩn bị tốt nghiệp. Tôi đi thực tập mất 3 tháng, thực ra là đi làm. Lúc này cuốn theo cái đà của công việc và sức hút của đồng tiền nên mất tầm nửa năm ít đụng vào tiếng Trung. Sau đó tôi phát hiện ra là mình còn thiếu một môn chưa học nên phải ra trường muộn, má ơi bị đúp đó. Mất nửa năm để học có một môn, Lý thuyết thống kê - tao thù mày! Trong thời gian này tôi lại quay trở lại với tiếng Trung với tham vọng ra trường đi du học. Thế là thay vì tháng 7 năm 2010 ra trường thì tận tháng 3 năm 2011 tôi mới ra trường.
Sau đó là khoảng tháng 6 năm 2011 tôi theo học một trung tâm nữa là trung tâm tiếng Trung số 1 của thầy Chu Quang Thắng (các bạn lên mạng search tên thầy này là ra - Thạc sỹ Giáo học pháp tiếng Trung Quốc, nguyên Chủ nhiệm khoa tiếng Trung Quốc, nguyên là phó phòng lưu học sinh - trưởng ban du học các nước nói tiếng Hoa Cục Đào tạo với nước ngoài Bộ Giáo dục & Đào tạo). Nhưng thầy dạy tôi là thầy Quách Ngọc Đẩu (nghe kiểu có họ với Quách Tĩnh - cũng có tý Trung Quốc), thầy rất vui tính, dạy cũng rất hay, đây là người thầy cuối cùng trước khi tôi sang Trung Quốc, và nghe nói là thầy cũng sang Trung Quốc làm tiến sĩ sau đó (đấy, đa số các thầy dạy tôi xong đều bôn ba bên Trung Quốc). Giờ các bạn muốn học trung tâm này cũng không còn vì sau đó nghe nói thầy Thằng không tiếp tục mở, còn thầy Đẩu thì giờ chỉ tập trung dạy ở trường và nghiên cứu.
Tháng 9 năm 2011 tôi xách vali lên và sang Trung Quốc theo dạng học tự túc. Kỳ 3 tôi sẽ chia sẻ với các bạn con đường trước khi sang Trung Quốc.
[googleapps domain="docs" dir="forms/d/e/1FAIpQLSf-ByYQlkhNDQMa01sYC2-urhZwIt-LDOpkt5keAzTP4JQ9CA/viewform" query="embedded=true" width="700" height="2000" /]
Tiếng Trung bén duyên như vậy với tôi đó các bạn. Nhưng không phải cứ như vậy mà tôi vù vù 1,2 năm mà có tý "võ" đi loè thiên hạ đâu. Nếu muốn hiểu sâu thì cần nhắc lại tuổi thơ của tôi...
Xem lại Kỳ 1 tại đây: https://tiengtrunghanoi.net/2018/06/22/hoc-tieng-trung-tu-truyen-ky-1-khoi-nguon-voi-tieng-trung/
Tuổi thơ và tật nói lắp
Tôi bị tật nói lắp từ bé, những năm tháng cấp 2 với tôi thật khủng khiếp. Cái tật nói lắp nó không đơn giản thuần tuý là kiểu "anh anh yêu em em". Chẳng có gì hay ho khi kể ra cái tật xấu mà đã trở thành ác mộng của bản thân. Nhưng nếu cứ mãi mặc cảm thì tôi chắc sẽ không vượt qua nó và như bây giờ. Cái tật nói lắp của tôi lại quái dị ở chỗ trước khi muốn nói gì thì hàm nó cứ cứng đơ lại, tôi phải "khởi động" bằng mấy phát giật giật ở cơ miệng rồi mới nói được. Có lần khi phát biểu, vừa đứng dậy đã thành tâm điểm cho cả lớp nhìn vào, chắc chúng nó nghĩ "nào, chuẩn bị rồi đây" và...cái tật cũ vẫn phát huy tác dụng, một trận cười phá lên...
Cái tật nói lắp sẽ giảm dần khi độ tự tin của bạn tăng lên! tôi nhận ra điều đó và khi lên cấp 3 nó chỉ đôi khi mới xuất hiện, Nhưng di chứng của nó thì vẫn còn, đó là nó làm tôi ngại nói.
Học ngoại ngữ mà ngại nói thì đúng là... không còn gì để nói.
Khi học tiếng Trung tôi vẫn bị cái cảm giác ngại nói, vì thế tôi tập trung rất nhiều vào các kỹ năng đọc hiểu và viết, nó tốt đến mức mà khi sang Trung Quốc tôi đã phát huy triệt để vào các kỳ thi HSK (cái này tôi sẽ chia sẻ cụ thể hơn khi vào kỳ tự truyện tại Trung Quốc). Nhưng học ngoại ngữ mà không nói được khác gì đứa câm.
Du lịch các trung tâm tiếng Trung
Sau khi học xong quyển một giáo trình Hán ngữ tại Trung tâm VH, tôi lại mang theo hoài bão lớn lao của mình chuyển qua trung tâm của thầy PDC (giờ trong các trung tâm thời đó thì Trung tâm thầy PDC là phát triển tốt nhất). Nằm trong con phố Hồng Mai (mà chúng tôi hay gọi là Hồn Ma - vì nó bị cạo mất chữ g và chữ i) và không xa ngôi trường Kinh tế Quốc dân anh hùng là mấy (nhưng nhà tôi ngày trước nằm tận Đội Cấn). Tôi học ở đây 02 cuốn, quyển 2 và quyển 3 của giáo trình hán ngữ. Cùng lúc đó tôi còn học một trung tâm khác mà giờ tôi quên mất tên rồi (chỉ còn nhớ là kiểu trung tâm dạy cả tiếng Anh, tiếng Trung và một số thứ tiếng nữa), cái trung tâm này thì không có gì phải nói, hình như nửa khóa tôi chào luôn, tốn thời gian. Bên thầy Châu tôi gắn bó thời gian là hai cuốn giáo trình vì cách dạy của thầy khá thoải mái, làm cho người học cảm thấy dễ chịu, phòng học cũng khá là ổn tại thời điểm đó. Nhưng cũng phải nói cái tôi cảm thấy không thích ở đây chính là thầy có lẽ phù hợp làm doanh nhân hơn là giáo viên, vì nghe khá hay nhưng khi đọng lại thì lại không được nhiều. TRong một bài giảng của thầy tôi thấy nó triền miên, từ mới nối tiếp từ mới, học xong chúng tôi còn được học tiếng Trung qua bài hát. Mà các bạn biết rồi đấy, bài hát thì đối với đứa mới học quyển 2,3 như chúng tôi thì một bài hát có đến 90% là từ mới, chắc chỉ có ni với wo và ai là từ đã học.
Khoảng 6 tháng để học hết quyển 3, tôi nghĩ mình sẽ qua hết 6 cuốn giáo trình trong vòng 1 năm. Tôi đặt ra mục tiêu! và quyết tâm giành được mục tiêu đó.
Tôi chuyển ra học quyển 4 tại Trung tâm tiếng Trung BK tại gần trường ĐH Ngoại Thương, tại đây lần thứ 2 tôi gặp được một người thầy có tâm huyết và cách truyền đạt rất dễ hiểu. Thầy Tân! (những thầy có tiếng thường lớp rất nhanh full vì thế tôi phải vào lớp của thầy từ cuối quyển 3)
Vào học được một vài buổi tôi thấy trước đây mình chạy nhanh phết đấy chứ, nhưng mà dường như kiến thức thu lại không được là bao. Từ vựng và ngữ pháp (hai thứ chủ yếu dạy ở Việt Nam) của tôi bị rụng đi khá nhiều. Nói đến đây xin chia sẻ một chút về thời gian học của tôi dành cho môn tiếng Trung, ngoài lên lớp học thêm, mỗi ngày tôi dành 2,3 tiếng để học tiếng Trung. Tôi cũng xin chia sẻ luôn tôi không phải là đứa thông minh, nên học đôi khi phải nhai đi nhai lại vài lần mới nhớ và hiểu được.
Học được cuối quyển 4 thì thầy Tân cũng chào anh chị em để sang Trung Quốc học thạc sỹ, tôi còn nhớ mãi cái buổi cuối cùng trước khi thầy nghỉ dạy để 1 tuần sau sang Trung Quốc. Thầy có ngồi chia sẻ về cái thành phố Thiên Tân nơi thầy sang học nằm ở Đông Bắc Trung Quốc, chỉ có khoảng 180 người Việt là du học sinh ở đó. Thiên tân còn xa hơn cả Bắc Kinh, ở đó mùa đông rất lạnh (mẹ khỉ, cái thời chưa nhìn thấy tuyết, nghĩ thôi đã thấy sướng rồi, tuyết trắng khắp nơi). Sau đó cả lớp đi ăn và chúc thầy lên đường bình an. Chính cái buổi này đã lóe lên trong đầu về cái ý tưởng sang Trung Quốc du học. (quá trình tìm hiểu sẽ chia sẻ ở kỳ 3: con đường du học).
tiếp nào nhỉ, giờ tôi tìm kiếm một cái Trung tâm quanh nhà có vẻ hơi khó. Tôi nghỉ một thời gian sau khi hết quyển 4, tôi tự tổng kết lại ngữ pháp, tự ôn lại kiến thức, mua quyển 5 trong giáo trình hán ngữ về tự học. Tôi tự học trong khoảng 3,4 tháng gì đó. Quyển 5 với số lượng từ mới dày đặc, cộng với các từ cũ đã quên, làm cho việc tự học tiếng Trung tương đối mất thời gian. 2009 tôi đăng ký lớp tại trung tâm tiếng Trung HL tại đây giới thiệu là toàn các thầy cô của trường đại học ngoại ngữ thuộc đại học quốc gia qua dạy (thật hay không thì tôi chịu) nhưng ở đây đúng là lò cho con nhà nòi, mình ngoại đạo vào học như vịt nghe sấm. Tôi còn nhớ tôi đăng ký một lớp buổi sáng từ 8h-10h30. Trong lớp chỉ có khoảng chưa đầy chục bạn (rất tốt cho việc học),đặc biệt có 2 bạn nữ ngồi bàn đầu xinh gái, trắng trẻo, cao ráo và học cực giỏi (kiểu con nhà người ta). Về phần tôi thì do tốc độ giảng quá nhanh mà không theo kịp các bạn trong lớp, mặc dù cũng cố đi học đến cuối nhưng thấy rằng hành động của mình thật dại dột, vừa mất tiền vừa mất thời gian và sức lực (thà bỏ từ đầu thì có phải chỉ mất mỗi tiền không thôi). Không phải là họ dạy không hay, mà là do nó không phù hợp với tôi, lớp đó đa phần là sinh viên chuyên ngành tiếng Trung.
Người ra đi đầu không ngoảnh lại....
Lại tự cày nào, cày đến năm cuối 2009 đầu 2010 thì là lúc tôi đi thực tập và chuẩn bị tốt nghiệp. Tôi đi thực tập mất 3 tháng, thực ra là đi làm. Lúc này cuốn theo cái đà của công việc và sức hút của đồng tiền nên mất tầm nửa năm ít đụng vào tiếng Trung. Sau đó tôi phát hiện ra là mình còn thiếu một môn chưa học nên phải ra trường muộn, má ơi bị đúp đó. Mất nửa năm để học có một môn, Lý thuyết thống kê - tao thù mày! Trong thời gian này tôi lại quay trở lại với tiếng Trung với tham vọng ra trường đi du học. Thế là thay vì tháng 7 năm 2010 ra trường thì tận tháng 3 năm 2011 tôi mới ra trường.
Sau đó là khoảng tháng 6 năm 2011 tôi theo học một trung tâm nữa là trung tâm tiếng Trung số 1 của thầy Chu Quang Thắng (các bạn lên mạng search tên thầy này là ra - Thạc sỹ Giáo học pháp tiếng Trung Quốc, nguyên Chủ nhiệm khoa tiếng Trung Quốc, nguyên là phó phòng lưu học sinh - trưởng ban du học các nước nói tiếng Hoa Cục Đào tạo với nước ngoài Bộ Giáo dục & Đào tạo). Nhưng thầy dạy tôi là thầy Quách Ngọc Đẩu (nghe kiểu có họ với Quách Tĩnh - cũng có tý Trung Quốc), thầy rất vui tính, dạy cũng rất hay, đây là người thầy cuối cùng trước khi tôi sang Trung Quốc, và nghe nói là thầy cũng sang Trung Quốc làm tiến sĩ sau đó (đấy, đa số các thầy dạy tôi xong đều bôn ba bên Trung Quốc). Giờ các bạn muốn học trung tâm này cũng không còn vì sau đó nghe nói thầy Thằng không tiếp tục mở, còn thầy Đẩu thì giờ chỉ tập trung dạy ở trường và nghiên cứu.
Tháng 9 năm 2011 tôi xách vali lên và sang Trung Quốc theo dạng học tự túc. Kỳ 3 tôi sẽ chia sẻ với các bạn con đường trước khi sang Trung Quốc.
Đăng ký để nhận tài liệu tiếng Trung
[googleapps domain="docs" dir="forms/d/e/1FAIpQLSf-ByYQlkhNDQMa01sYC2-urhZwIt-LDOpkt5keAzTP4JQ9CA/viewform" query="embedded=true" width="700" height="2000" /]