Học tiếng Trung tự truyện kỳ 5: học tiếng Trung tại Trung Quốc
Học tiếng Trung miễn phí chấm com - tháng 6 27, 2018 -
giáo trình hán ngữ, Giáo trình hán ngữ 6 cuốn nghe nói, giáo trình hán ngữ nghe nói, học tiếng trung, Học tiếng Trung tự truyện, HSK, Video
Nếu bạn đã đọc đủ cả 4 phần của học tiếng Trung tự truyện thì đây chính là phần các bạn đáng phải theo dõi nhất, nó nói về quá trình học tiếng Trung tại Trung Quốc, trong kỳ này tôi sẽ chia sẻ và phân tích những cái hay, những cái chưa hay khi học tập tại Trung Quốc, chúng ta cần rút ra kinh nghiệm gì khi học tiếng Trung tại Việt Nam để kết quả tốt nhất. Kỳ năm này tôi rất tâm đắc vì sau đó tôi đã chia sẻ những kinh nghiệm này cho chính những học sinh của tôi khi tôi giảng dạy tại Trung tâm, và kết quả...phải nói bằng hai chữ "tuyệt vời"!
Xin nhắc lại là khi bước chân đến Trung Quốc, tôi đã học xong năm quyển trong giáo trình hán ngữ (học xong, còn nắm được đến đâu thì không dám khẳng định). Tôi tự tin khi trong đoàn đến Trung Quốc, trình độ tiếng Trung của tôi là tốt nhất. Nhưng đến cuối năm học đầu tiên, mọi thứ lại không tuyệt vời như tôi mong đợi. Tôi chỉ về đích số 2!
Một người học trước 5 quyển trong giáo trình hán ngữ mà chỉ về đích số 2!
Sau khi ổn định cuộc sống khoảng một tuần, chúng tôi bắt đầu có thời khóa biểu vào kỳ học tiếng Trung.
Một lịch học dày đặc từ thứ 2 đến thứ 6 đều là tiếng Trung, cả sáng cả chiều.
Nó không giống như tôi tưởng tượng, riêng sách giáo trình gồm tổng cộng 12 cuốn, trong đó gồm:
Mỗi một bộ giáo trình sẽ có một giáo viên dạy riêng, lịch học giáo trình hán ngữ (chúng tôi hay gọi đây là môn tổng hợp) môn này sẽ học gần như xuyên suốt cả tuần. Mỗi ngày khoảng 4 tiết.
Bộ giáo trình hán ngữ nghe nói thì cứ cách ngày lại có một buổi gồm 4 tiết học.
Giáo trình hán ngữ đọc hiểu cũng vậy, cứ cách ngày chúng tôi sẽ có một buổi gồm 4 tiết học.
Khi bắt đầu học thì các giáo viên tập trung rất nhiều vào phần phát âm tiếng Trung (đánh vần tiếng Trung). Nhưng như các bạn biết, giáo viên sẽ sử dụng tiếng Trung và tiếng Anh để giảng (mà chủ yếu là tiếng Trung do lớp có rất nhiều quốc tịch). Rất nhiều bạn trong lớp gặp khó khăn khi ghép âm, vì không ai nói cho chúng ta cái cách mà chữ d trong tiếng Trung đọc giống chữ t trong tiếng Việt. Mà cứ tưa ghép với a (vận mẫu) thì đọc là ta (giống tiếng Việt). Các bạn có thể xem kỹ hơn bài giảng của tôi trong phát âm tiếng Trung.
Giai đoạn đầu tôi luôn nổi trội vì đương nhiên một người học đến quyển của giáo trình hán ngữ chẳng lẽ lại đi so với những người mới bắt đầu học.
Tôi còn nhớ khi hết kỳ một, khi đó chúng tôi học được tầm 3 tháng, thi thử HSK 3, tôi là người trong lớp đạt 300/300 điểm HSK (tuyệt đối). Tiếp tục đến thi HSK 4 sau đó 2 tháng, tôi cũng dành một số điểm ấn tượng là 298/300 điểm.
Nhưng tôi không còn là người cao điểm nhất, lúc đó một anh chàng người Bắc Ninh học cùng tôi đã vươn lên dẫn đầu - 300/300 điểm (tuyệt đối).
Tôi bị mất 2 điểm ở câu nghe. Tôi nhận ra mình quá chủ quan và dường như mình ngủ quên trong chiến thắng, khi nghĩ mình hơn người khác.
Tôi còn nhớ năm đầu tiên khi mọi người về Việt Nam ăn tết thì cả ký túc xá chỉ còn lại 3 người là tôi và 2 người nữa (trong đó có anh chàng người Bắc Ninh kia). Chúng tôi cùng nhau ở lại để học tập. Còn nhớ cái không khí học tập lúc đó! chúng tôi dạy từ 5h sáng với cái lạnh 0 độ C để học bài, sau đó khoảng 6h30 khi đã ấm hơn một chút, cả ba ra sân vận động để chạy bộ. Rồi ăn sáng, và lại học tập. Họ thi thi thoảng mới dành thời gian đi chơi, còn tôi thì dành nhiều thời gian để đi chơi, ngắm phố phường, lên trung tâm thành phố Thành Đô lượn lờ.
[caption id="attachment_4656" align="alignnone" width="960"] du lịch Thành Đô[/caption]
[caption id="attachment_4657" align="alignnone" width="716"] Văn Thù Viện (文殊院)một ngôi chùa ở Thành Đô mà người dân ở đó tin rằng rất thiêng trong việc xin về học tập[/caption]
Những ngày sau tết âm lịch, tôi cùng bạn bè qua Trùng Khánh ăn chơi
[caption id="attachment_4658" align="alignnone" width="960"] Trung tâm thành phố Trùng Khánh Trung Quốc - cách thành Đô khoảng 400km[/caption]
Tại Trung Quốc tôi cũng tham gia bóng đá và là thành viên của trường Giao Thông Tây Nam tham gia giải futsal Trung Quốc (trước đây tại trường Kinh tế Quốc dân tôi cũng tham gia giải sinh viên toàn quốc cùng trường). Giải này chúng tôi đứng thứ 6 khu vực Tứ Xuyên.
[caption id="attachment_4660" align="alignnone" width="950"] tham gia giải futsal Trung Quốc[/caption]
Ăn chơi thì đương nhiên phải bỏ học.
Nhưng ăn chơi tôi phát hiện ra một điều tưởng như đùa "khi uống rượu, nói tiếng Trung rât lưu loát"
Thực ra sau này tôi cũng lý giải nó là do khi say rồi, còn biết cái gì đâu, cái gì có trong đầu là nói ra. Khi tỉnh đôi khi ra sợ nói sai họ cười, nhưng uống thứ "nước nói thần kỳ" ta phải nói ra, mà xung quanh toàn người Trung Quốc, không nói tiếng Trung thì nói tiếng Việt à? Vậy nên cứ tuôn ra. Và vài lần như thế thành quen, cứ nói được đã, sai thì sửa.
Còn nhớ thời đó phòng tôi có một ông bạn bằng tuổi tôi, sang học mà sau 6 tháng vẫn không nói được gì mấy, ngoại trừ mấy câu chào hỏi vớ vẩn. Nhưng biệt tài của anh này là tán gái rất giỏi, không cần ngôn ngữ, chỉ cần bồi đắp lúc thì tiếng Trung, lúc thì tiếng Việt, có khi gái nhắn tin đến toàn đưa tôi nhắn tin trả lời hộ.
Chúng tôi quen khá nhiều bạn Trung Quốc, và thời đó tôi có một câu nói cửa miệng khi bắt đầu uống rượu với các bạn Trung Quốc.
酒逢知己千杯少 (tửu phùng tri kỷ thiên bôi thiểu)
话不投机半句多 (thoại bất đầu cơ bán cú đa)
Câu này được thầy Đẩu mà kỳ 2 trong học tiếng Trung tự truyện tôi nhắc đến đã dạy, nó có nghĩa là "rượu gặp tri kỷ nghìn chén ít, lời nói không hợp ý thì nửa câu thừa". Đây là 2 trong số 4 câu thơ trong bài Xuân Nhật Tây Hồ Ký Tạ Pháp của Âu Dương Tu.
Mà mấy đứa bạn Trung Quốc, cả trai lẫn gái mà tôi gặp đều rất thích uống rượu (vùng Tứ Xuyên rất thích uống rượu) vì thế chúng tôi kết giao khá tốt. Khả năng nghe nói của tôi cũng từ đó có sự tiến bộ đáng kể.
Thực sự mà nói thì trước khi sang Trung Quốc tôi đọc viết khá tốt, nhưng nghe nói thì chưa luyện tập bao giờ.
Tháng 5 bước vào kỳ thi HSK và chúng tôi gấp rút ôn luyện kể từ tháng 4. Tôi nhận ra cuốn giáo trình hán ngữ nghe nói có tác dụng thần kỳ như thế nào khi chỉ trong vòng một tháng luyện tập tôi cải thiện rõ ràng khả năng nghe nói. Tại thời điểm đấy, đọc viết từ vựng HSK 5 tôi đối với tôi không còn là vấn đề trở ngại quá nhiều, nhưng nghe nói thì vẫn quá thê thảm.
Sau tháng 5 kết thúc kỳ thi HSK tại Trung Quốc tôi đứng thứ 2 của đoàn và cũng đỗ HSK 5 với thanh niên Bắc Ninh phía trên tôi đã nhắc đến. Nhưng điểm thi của tôi thì thấp hơn hẳn.
Chúng tôi ăn mừng khi toàn đoàn đỗ HSK cao nhất từ trước đến nay. Trong đó có 3 người đỗ HSK5 và đa phần đỗ HSK4 và ba chàng trai thì ra đi trong kỳ thi HSK này.
Chàng trai này tên là Thành. Anh chàng gầy gò nhỏ bé nhưng có một ý chí siêu phàm. Trong một năm đầu tiên (đúng là là 9 tháng) anh chỉ học theo ba bộ của giáo trình hán ngữ như tôi đã nêu ở trên.
[caption id="attachment_4661" align="alignnone" width="960"] Chàng trai áo vàng đứng cạnh tôi[/caption]
Bí quyết của anh ấy là chăm chỉ, chăm chỉ và chăm chỉ!
Tôi còn nhớ có những buổi khi chúng tôi liên hoan, ai ai cũng lê tê phê hết cả. Chúng tôi trở về phòng là vật ra giường ngủ chỏng vó lên trần nhà. Sáng hôm sau khi đi ăn sáng, tôi nghe được câu chuyện kể rằng. Thành về đến phòng còn quyết tâm chép từ mới, mặc dù đã say nên cậu ấy vẫn cố gắng chép cho đủ 2 trang, cho dù có những lúc chữ đã to gấp hai lần chữ lúc bình thường.
Tôi không khuyến khích các bạn uống rượu say và về nhà học tập, tôi chỉ muốn nói về sự chăm chỉ, kiên trì với mục tiêu. Những người như thế, tôi tin rằng mọi điều khó khăn đều không thể quật ngã nổi cậu ấy.
Không có gì đến một cách dễ dàng và nhanh. Chỉ có sự kiên trì, bên bỉ thì mới có thể thành công. Các bạn cần duy trì sự chăm chỉ ấy trong một thời gian dài thì kết quả mới hiện ra được.
Có ai đó nói với tôi rằng, có những từ tôi biết được ngoài xã hội sẽ hơn cậu ấy, vì tôi đi nhiều, chơi nhiều, nhưng tôi chỉ cười. Cười vì tôi biết đó chỉ là lời an ủi. Mục tiêu của chúng tôi là thi HSK5 trong khoảng thời gian đó, và tôi đã thua.
Trong vòng 6 tháng sau cậu ấy thi đỗ HSK 6 thì tôi phải mất một năm rưỡi sau mới hoàn thành. Tôi không buồn vì tôi thua cậu ấy, tôi buồn vì tôi không đủ sự kiên trì, không đủ sự bền bỉ để theo đuổi mục tiêu.
Tôi đã giành học bổng chính phủ Trung Quốc hệ Thạc sỹ vào tháng 7 năm đó (2012) và chuyển qua đại học Giang Nam, thành phố Vô Tích, tỉnh Giang Tô.
Ngày mai cũng giờ này, chúng ta sẽ đón xem tiếp kỳ 6: vùng đất mới tại Trung Quốc
P/s: nếu bạn có đến Tứ Xuyên thì không thể bỏ qua được Cửu trại câu và núi Nga My nhé. Một trong những cảnh đẹp tuyệt vời!
Bạn đang theo dõi học tiếng Trung tự truyện kỳ 5: học tiếng trung tại Trung Quốc tại mục học tiếng Trung tự truyện
Học tiếng Trung tại Trung Quốc
Xin nhắc lại là khi bước chân đến Trung Quốc, tôi đã học xong năm quyển trong giáo trình hán ngữ (học xong, còn nắm được đến đâu thì không dám khẳng định). Tôi tự tin khi trong đoàn đến Trung Quốc, trình độ tiếng Trung của tôi là tốt nhất. Nhưng đến cuối năm học đầu tiên, mọi thứ lại không tuyệt vời như tôi mong đợi. Tôi chỉ về đích số 2!
Một người học trước 5 quyển trong giáo trình hán ngữ mà chỉ về đích số 2!
Bắt đầu học tiếng Trung tại Trung Quốc
Sau khi ổn định cuộc sống khoảng một tuần, chúng tôi bắt đầu có thời khóa biểu vào kỳ học tiếng Trung.
Một lịch học dày đặc từ thứ 2 đến thứ 6 đều là tiếng Trung, cả sáng cả chiều.
Nó không giống như tôi tưởng tượng, riêng sách giáo trình gồm tổng cộng 12 cuốn, trong đó gồm:
- 6 cuốn giáo trình hán ngữ (汉语教程) chính là cuốn mà chúng ta ở Việt Nam hay gọi là giáo tình hán ngữ 6 cuốn.
- 3 cuốn là giáo trình hán ngữ nghe nói (汉语听力教程)
- 3 cuốn còn lại là giáo trình đọc hiểu hán ngữ (汉语阅读教程)
Mỗi một bộ giáo trình sẽ có một giáo viên dạy riêng, lịch học giáo trình hán ngữ (chúng tôi hay gọi đây là môn tổng hợp) môn này sẽ học gần như xuyên suốt cả tuần. Mỗi ngày khoảng 4 tiết.
Bộ giáo trình hán ngữ nghe nói thì cứ cách ngày lại có một buổi gồm 4 tiết học.
Giáo trình hán ngữ đọc hiểu cũng vậy, cứ cách ngày chúng tôi sẽ có một buổi gồm 4 tiết học.
Khi bắt đầu học thì các giáo viên tập trung rất nhiều vào phần phát âm tiếng Trung (đánh vần tiếng Trung). Nhưng như các bạn biết, giáo viên sẽ sử dụng tiếng Trung và tiếng Anh để giảng (mà chủ yếu là tiếng Trung do lớp có rất nhiều quốc tịch). Rất nhiều bạn trong lớp gặp khó khăn khi ghép âm, vì không ai nói cho chúng ta cái cách mà chữ d trong tiếng Trung đọc giống chữ t trong tiếng Việt. Mà cứ tưa ghép với a (vận mẫu) thì đọc là ta (giống tiếng Việt). Các bạn có thể xem kỹ hơn bài giảng của tôi trong phát âm tiếng Trung.
Giai đoạn đầu tôi luôn nổi trội vì đương nhiên một người học đến quyển của giáo trình hán ngữ chẳng lẽ lại đi so với những người mới bắt đầu học.
Tôi còn nhớ khi hết kỳ một, khi đó chúng tôi học được tầm 3 tháng, thi thử HSK 3, tôi là người trong lớp đạt 300/300 điểm HSK (tuyệt đối). Tiếp tục đến thi HSK 4 sau đó 2 tháng, tôi cũng dành một số điểm ấn tượng là 298/300 điểm.
Nhưng tôi không còn là người cao điểm nhất, lúc đó một anh chàng người Bắc Ninh học cùng tôi đã vươn lên dẫn đầu - 300/300 điểm (tuyệt đối).
Tôi bị mất 2 điểm ở câu nghe. Tôi nhận ra mình quá chủ quan và dường như mình ngủ quên trong chiến thắng, khi nghĩ mình hơn người khác.
Tôi còn nhớ năm đầu tiên khi mọi người về Việt Nam ăn tết thì cả ký túc xá chỉ còn lại 3 người là tôi và 2 người nữa (trong đó có anh chàng người Bắc Ninh kia). Chúng tôi cùng nhau ở lại để học tập. Còn nhớ cái không khí học tập lúc đó! chúng tôi dạy từ 5h sáng với cái lạnh 0 độ C để học bài, sau đó khoảng 6h30 khi đã ấm hơn một chút, cả ba ra sân vận động để chạy bộ. Rồi ăn sáng, và lại học tập. Họ thi thi thoảng mới dành thời gian đi chơi, còn tôi thì dành nhiều thời gian để đi chơi, ngắm phố phường, lên trung tâm thành phố Thành Đô lượn lờ.
[caption id="attachment_4656" align="alignnone" width="960"] du lịch Thành Đô[/caption]
[caption id="attachment_4657" align="alignnone" width="716"] Văn Thù Viện (文殊院)một ngôi chùa ở Thành Đô mà người dân ở đó tin rằng rất thiêng trong việc xin về học tập[/caption]
Những ngày sau tết âm lịch, tôi cùng bạn bè qua Trùng Khánh ăn chơi
[caption id="attachment_4658" align="alignnone" width="960"] Trung tâm thành phố Trùng Khánh Trung Quốc - cách thành Đô khoảng 400km[/caption]
Tại Trung Quốc tôi cũng tham gia bóng đá và là thành viên của trường Giao Thông Tây Nam tham gia giải futsal Trung Quốc (trước đây tại trường Kinh tế Quốc dân tôi cũng tham gia giải sinh viên toàn quốc cùng trường). Giải này chúng tôi đứng thứ 6 khu vực Tứ Xuyên.
[caption id="attachment_4660" align="alignnone" width="950"] tham gia giải futsal Trung Quốc[/caption]
Ăn chơi thì đương nhiên phải bỏ học.
Nhưng ăn chơi tôi phát hiện ra một điều tưởng như đùa "khi uống rượu, nói tiếng Trung rât lưu loát"
Thực ra sau này tôi cũng lý giải nó là do khi say rồi, còn biết cái gì đâu, cái gì có trong đầu là nói ra. Khi tỉnh đôi khi ra sợ nói sai họ cười, nhưng uống thứ "nước nói thần kỳ" ta phải nói ra, mà xung quanh toàn người Trung Quốc, không nói tiếng Trung thì nói tiếng Việt à? Vậy nên cứ tuôn ra. Và vài lần như thế thành quen, cứ nói được đã, sai thì sửa.
Còn nhớ thời đó phòng tôi có một ông bạn bằng tuổi tôi, sang học mà sau 6 tháng vẫn không nói được gì mấy, ngoại trừ mấy câu chào hỏi vớ vẩn. Nhưng biệt tài của anh này là tán gái rất giỏi, không cần ngôn ngữ, chỉ cần bồi đắp lúc thì tiếng Trung, lúc thì tiếng Việt, có khi gái nhắn tin đến toàn đưa tôi nhắn tin trả lời hộ.
Chúng tôi quen khá nhiều bạn Trung Quốc, và thời đó tôi có một câu nói cửa miệng khi bắt đầu uống rượu với các bạn Trung Quốc.
酒逢知己千杯少 (tửu phùng tri kỷ thiên bôi thiểu)
话不投机半句多 (thoại bất đầu cơ bán cú đa)
Câu này được thầy Đẩu mà kỳ 2 trong học tiếng Trung tự truyện tôi nhắc đến đã dạy, nó có nghĩa là "rượu gặp tri kỷ nghìn chén ít, lời nói không hợp ý thì nửa câu thừa". Đây là 2 trong số 4 câu thơ trong bài Xuân Nhật Tây Hồ Ký Tạ Pháp của Âu Dương Tu.
Mà mấy đứa bạn Trung Quốc, cả trai lẫn gái mà tôi gặp đều rất thích uống rượu (vùng Tứ Xuyên rất thích uống rượu) vì thế chúng tôi kết giao khá tốt. Khả năng nghe nói của tôi cũng từ đó có sự tiến bộ đáng kể.
Thực sự mà nói thì trước khi sang Trung Quốc tôi đọc viết khá tốt, nhưng nghe nói thì chưa luyện tập bao giờ.
Tháng 5 bước vào kỳ thi HSK và chúng tôi gấp rút ôn luyện kể từ tháng 4. Tôi nhận ra cuốn giáo trình hán ngữ nghe nói có tác dụng thần kỳ như thế nào khi chỉ trong vòng một tháng luyện tập tôi cải thiện rõ ràng khả năng nghe nói. Tại thời điểm đấy, đọc viết từ vựng HSK 5 tôi đối với tôi không còn là vấn đề trở ngại quá nhiều, nhưng nghe nói thì vẫn quá thê thảm.
Sau tháng 5 kết thúc kỳ thi HSK tại Trung Quốc tôi đứng thứ 2 của đoàn và cũng đỗ HSK 5 với thanh niên Bắc Ninh phía trên tôi đã nhắc đến. Nhưng điểm thi của tôi thì thấp hơn hẳn.
Chúng tôi ăn mừng khi toàn đoàn đỗ HSK cao nhất từ trước đến nay. Trong đó có 3 người đỗ HSK5 và đa phần đỗ HSK4 và ba chàng trai thì ra đi trong kỳ thi HSK này.
Bí quyết của chàng trai thi HSK 6 trong một năm
Chàng trai này tên là Thành. Anh chàng gầy gò nhỏ bé nhưng có một ý chí siêu phàm. Trong một năm đầu tiên (đúng là là 9 tháng) anh chỉ học theo ba bộ của giáo trình hán ngữ như tôi đã nêu ở trên.
[caption id="attachment_4661" align="alignnone" width="960"] Chàng trai áo vàng đứng cạnh tôi[/caption]
Bí quyết của anh ấy là chăm chỉ, chăm chỉ và chăm chỉ!
Tôi còn nhớ có những buổi khi chúng tôi liên hoan, ai ai cũng lê tê phê hết cả. Chúng tôi trở về phòng là vật ra giường ngủ chỏng vó lên trần nhà. Sáng hôm sau khi đi ăn sáng, tôi nghe được câu chuyện kể rằng. Thành về đến phòng còn quyết tâm chép từ mới, mặc dù đã say nên cậu ấy vẫn cố gắng chép cho đủ 2 trang, cho dù có những lúc chữ đã to gấp hai lần chữ lúc bình thường.
Tôi không khuyến khích các bạn uống rượu say và về nhà học tập, tôi chỉ muốn nói về sự chăm chỉ, kiên trì với mục tiêu. Những người như thế, tôi tin rằng mọi điều khó khăn đều không thể quật ngã nổi cậu ấy.
Không có gì đến một cách dễ dàng và nhanh. Chỉ có sự kiên trì, bên bỉ thì mới có thể thành công. Các bạn cần duy trì sự chăm chỉ ấy trong một thời gian dài thì kết quả mới hiện ra được.
Có ai đó nói với tôi rằng, có những từ tôi biết được ngoài xã hội sẽ hơn cậu ấy, vì tôi đi nhiều, chơi nhiều, nhưng tôi chỉ cười. Cười vì tôi biết đó chỉ là lời an ủi. Mục tiêu của chúng tôi là thi HSK5 trong khoảng thời gian đó, và tôi đã thua.
Trong vòng 6 tháng sau cậu ấy thi đỗ HSK 6 thì tôi phải mất một năm rưỡi sau mới hoàn thành. Tôi không buồn vì tôi thua cậu ấy, tôi buồn vì tôi không đủ sự kiên trì, không đủ sự bền bỉ để theo đuổi mục tiêu.
Tôi đã giành học bổng chính phủ Trung Quốc hệ Thạc sỹ vào tháng 7 năm đó (2012) và chuyển qua đại học Giang Nam, thành phố Vô Tích, tỉnh Giang Tô.
Ngày mai cũng giờ này, chúng ta sẽ đón xem tiếp kỳ 6: vùng đất mới tại Trung Quốc
P/s: nếu bạn có đến Tứ Xuyên thì không thể bỏ qua được Cửu trại câu và núi Nga My nhé. Một trong những cảnh đẹp tuyệt vời!
Bạn đang theo dõi học tiếng Trung tự truyện kỳ 5: học tiếng trung tại Trung Quốc tại mục học tiếng Trung tự truyện
Biên tập nội dung: Tiengtrunghanoi.net